Nội Dung
Dịch thuật công chứng hay Công Chứng Bản Dịch là việc xác nhận của phòng tư pháp nhà nước lên bản dịch. Việc công chứng này phải được thực hiện theo quy định của nhà nước thì mới sử dụng hợp pháp được. Bạn đang cần công chứng bản dịch tiếng Anh, cần một công ty uy tín, thực hiện dịch thuật công chứng bản dịch chính xác và chuyên nghiệp, nhanh chóng, lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến Dịch Thuật Châu Á, chúng tôi là chuyên gia giải quyết công chứng bản dịch nhanh nhất cho bạn.
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng hay công chứng bản dịch là việc xác nhận của phòng tư pháp lên bản dịch nhưng phải thông qua tiếng Việt. Phòng tư pháp này là một bộ phận trực thuộc Uỷ ban nhân dân của quận, huyện. Đứng đầu phòng tư pháp là trưởng phòng tư pháp, và có thể có 3-4 phó phòng tư pháp.
Còn bản dịch theo quy định là một bản được chuyển ngữ từ một ngôn ngữ khác, có thể hiểu nôm na là dịch tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc dịch tiếng Ý sang tiếng Việt…
Các ngôn ngữ được công chứng
Nói chúng, các ngôn ngữ phổ biến thì mới được công chứng tại TPHCM, còn những ngôn ngữ hiếm sẽ được công chứng tại Hà Nội, vì lý do đơn giản là người biết tiếng hiếm thì không nhiều hoặc có nhưng không đăng ký lên phòng tư pháp. Hiện tại Dịch Thuật Châu Á có thể dịch thuật công chứng cho 9 ngôn ngữ là Khmer, Nga, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc tại TPHCM.
Các ngôn ngữ thường được công chứng tại TPHCM
Thường các ngôn ngữ sau được công chứng tại TPHCM, hay nói khác đi có biên dịch đăng ký tại TPHCM: Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản tại TP.HCM.
Các ngôn ngữ thường được công chứng tại Hà Nội
Các ngôn ngữ hiếm như Rumani, Malaysia, Indonesia, Hà Lan, Phần Lan….được công chứng tại Hà Nội/
Dịch thuật công chứng ở đâu?
Như đã nêu ở trên, việc công chứng bản dịch hay dịch thuật công chứng chỉ được thực hiện tại phòng tư pháp, nên nhớ rằng Sở tư pháp không công chứng bản dịch như nhiều người lầm tưởng. Phần lớn thì dân thường gọi là công chứng tư pháp để nói lên rằng bản dịch này được công chứng tại phòng tư pháp, chứ không phải là Sở tư pháp.
Ngoài ra, việc dịch thuật công chứng bản dịch còn có thể công chứng ở các phòng công chứng từ số 1-6, tuy nhiên việc công chứng thường ít hơn các phòng tư pháp ở quận huyện vì trên đây tập trung việc công chứng các giấy tờ nhà đất, về hộ tịch….
Phòng tư pháp là một bộ phận trực thuộc ủy ban nhân dân quận huyện, trong khi phòng công chứng thì tồn tại độc lập.
Quy định về dịch thuật công chứng
Theo quy định dịch thuật công chứng là việc công chứng bản dịch mà thôi, và phải tuân thủ quy tắc sau:
Quy định về trình độ biên dịch: biên dịch một ngôn ngữ phải tốt nghiệp từ đại học trở lên phải đúng chuyên ngành ngoại ngữ đối với trường đại học trong nước, hoặc khác ngành nhưng phải du học tại nước ngoài, hay phải có bằng cấp của nước ngoài cấp.
Chẳng hạn, một biên dịch để có đủ điều kiện để ký tên lên bản dịch tiếng Anh thì biên dịch phải tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh tại Việt Nam hoặc cử nhân tài chính nhưng phải tốt nghiệp một đại học ở nước ngoài mà nước này sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.
Chứng thực chữ ký bản dịch
Thuật ngữ chứng thực chữ ký bản dịch là một cách nói khác của công chứng bản dịch, vì để công chứng bản dịch thì trước đó chữ ký của biên dịch này phải được chứng thực để lấy mẫu chữ ký, và sau khi dịch xong bản dịch, cũng biên dịch này ký lên bản dịch, và phải hiểu rằng 2 chữ ký này phải giống nhau.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng việc phòng tư pháp xác nhận ở đây là chứng thực chữ ký của biên dịch ký tên trên bản dịch, chứ không phải chứng thực nội dung bản dịch và điều này cũng giống với tất cả phòng lãnh sự khi họ chứng nhận lãnh sự hay hợp pháp hóa lãnh sự, tức họ không chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu.
Tự dịch thuật công chứng?
Như vậy có người sẽ hỏi liệu tôi có thể tự dịch thuật công chứng? – Có thể nhưng hiếm khi.
Ở một số quận tại TPHCM, việc tự dịch thuật công chứng có thể thực hiện, nhưng hầu hết là không thể, mặc dù đây là những cử nhân tiếng Anh, đủ điều kiện để tự dịch thuật công chứng.
Tuy nhiên theo quy định, biên dịch này phải đăng ký với phòng tư pháp của quận/huyện, sau khi được phê duyệt thì mới được tư dịch thuật công chứng.
Thời gian duyệt thì không có quy định rõ ràng, nhưng biết rằng là “hơi lâu”.
Chứng thực chữ ký người dịch
Thuật ngữ chứng thực chữ ký người dịch là một cách nói khác của công chứng bản dịch, vì để công chứng bản dịch thì trước đó chữ ký của biên dịch này phải được chứng thực để lấy mẫu chữ ký, và sau khi dịch xong bản dịch, cũng biên dịch này ký lên bản dịch, và phải hiểu rằng 2 chữ ký này phải giống nhau.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng việc phòng tư pháp xác nhận ở đây là chứng thực chữ ký người dịch ký tên trên bản dịch, chứ không phải chứng thực nội dung bản dịch và điều này cũng giống với tất cả phòng lãnh sự khi họ chứng nhận lãnh sự hay hợp pháp hóa lãnh sự, tức họ không chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu.
Công chứng tư pháp là gì?
Thuật ngữ công chứng tư pháp có thể hiểu là công chứng sao y bản chính hoặc công chứng bản dịch được phòng tư pháp thực hiện. Vì phong tư pháp thực hiện nên người ta gọi tắt là công chứng tư pháp, chứ phải gọi đầy đủ là công chứng sao y bản chính hoặc công chứng bản dịch cụ thể nào đó.
Công chứng tư pháp để phân biệt với chứng thực /xác nhận bản dịch của công ty dịch thuật.
Tại sao phải cần dùng đến chứng thực / xác nhận của công ty dịch thuật
Lý do chính là bản gốc không đủ điều kiện công chứng hoặc cơ quan tiếp nhận không yêu cầu phải công chứng mà chỉ cần chứng thực dấu của công ty.
Điều kiện để bản gốc đủ điều kiện công chứng tư pháp:
- Đối với bản tiếng Việt: phải có chữ ký và con dấu sống của cơ quan thẩm quyền nếu là bản gốc, hoặc là bản sao y có đóng dấu của UBND phường, quận. Ví dụ, nếu là Tờ cớ mất thì phải được công an khu vực xác nhận bằng cách ký tên và đóng dấu. Tài liệu nếu chỉ ký tên không thì chưa đủ, làm sao phải có con dấu của cơ quan chức năng thì mới đủ điều kiện công chứng.
- Đối với bản dịch tiếng nước ngoài: phải được hợp pháp hóa lãnh sự đến cơ quan sau cùng là đại sứ quán / lãnh sự quán của Việt Nam (cách nhận biết là có chữ tiếng Việt ghi “chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự)